
Quy trình kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ số
Quy trình kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ số Theo mô hình một nước có nền kinh tế phát triển dựa trên các doanh nghiệp (DN) công nghệ số, đến năm 2030, Việt Nam cần ít nhất 100 nghìn DN theo kế hoạch phát triển
Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 01 thúc đẩy kế hoạch phát triển doanh nghiệp. Chỉ thị nêu rõ 4 loại hình DN công nghệ số cần tập trung phát triển.
Trước hết, là các tập đoàn, DN thương mại, dịch vụ lớn trong các lĩnh vực kinh tế xã hội chuyển hướng hoạt động sang lĩnh vực công nghệ số, đầu tư nghiên cứu công nghệ lõi;
Thứ hai là đến các DN công nghệ thông tin đã khẳng định được thương hiệu đảm nhận các sứ mệnh tiên phong nghiên cứu, phát triển, làm chủ và chủ động trong sản xuất;
Thứ ba là các DN khởi nghiệp ứng dụng để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới trong các ngành, lĩnh vực kinh tế xã hội;
Thứ tư là các DN khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo
Nhiệm vụ và phát triển Doanh nghiệp công nghệ số
1. Về chính sách
1.1. Hoàn thiện các chính sách khuyến khích về phát triển doanh nghiệp trong đó có kế hoạch phát triển doanh nghiệp mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp về thủ tục gia nhập thị trường. Đặc biệt, xây dựng chính sách ưu tiên doanh nghiệp mới tham gia phát triển. Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh tại Thừa Thiên Huế.
1.2. Hỗ trợ trong việc tạo ra các môi trường thử nghiệm cho các mô hình kinh doanh mới, sản phẩm mới ứng dụng tại Thừa Thiên Huế. Cụ thể như, tiến hành các khung thử nghiệm pháp lý (regulatory sandbox) cho phép các doanh nghiệp thử nghiệm các phát kiến đổi mới trong điều kiện thị trường thực tế.
1.3. Xây dựng chính sách, giải pháp tạo lập thị trường cho các doanh nghiệp công nghệ số Thừa Thiên Huế, bao gồm các doanh nghiệp khởi nghiệp trong xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, dự án về chính phủ điện tử, chuyển đổi số, dịch vụ đô thị thông minh, y tế thông minh, giao thông thông minh, du lịch thông minh, môi trường,..
2. Về phát triển doanh nghiệp
2.1. Định hướng, hỗ trợ tối thiểu 01 doanh nghiệp công nghệ số Thừa Thiên Huế phát triển sản phẩm số trọng điểm của tỉnh, trở thành trụ cột của hệ sinh thái doanh nghiệp công nghệ số Thừa Thiên Huế trước năm 2025.
3. Về tuyên truyền
3.1. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp trong tỉnh về kế hoạch phát triển doanh nghiệp; tuyên truyền chiến lược “Make in Viet Nam” để các doanh nghiệp thực hiện tốt chiến lược này với hàm ý “Doanh nghiệp Viêt Nam phấn đấu từng bước làm chủ công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm chủ động trong sáng tạo các dịch vụ, giải pháp mô hình kinh doanh mới”.
3.2. Tổ chức tuyên truyền đổi mới nhận thức, tư duy cho đội ngũ cán bộ công chức về phát triển và ứng dụng công nghệ số trong quản lý nhà nước, trong phát triển kinh tế – xã hội; tích cực sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp công nghệ số của tỉnh và của Việt Nam trong hoạt động của cơ quan, tổ chức.
Tổng kết
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định “Khát vọng về một Việt Nam hùng cường, thị trường gần 100 triệu dân và các bài toán đặc thù của Việt Nam trong các lĩnh vực nông nghiệp, giao thông, y tế, giáo dục, tài chính, tài nguyên, môi trường… chính là tiền đề thuận lợi cho kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lớn mạnh và vươn ra thế giới”.