
Các bước của kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Các bước của kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiện có khoảng trên 800 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 98%. Trong những năm qua, doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, đóng góp vào GDP, tạo công ăn việc làm, ổn định kinh tế, mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn gặp những khó khăn do tác động từ các yếu tố khách quan và chủ quan, ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, hạn chế về quy mô, mức độ đóng góp vào nền kinh tế.
Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế Việt Nam
Xác định vai trò quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đối với nền kinh tế, trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều chính sách hỗ trợ đối tượng này phát triển. Các chính sách được ban hành và triển khai cơ bản đã theo sát yêu cầu thực tế trong ngắn hạn, trước mắt và có tính chiến lược. Cụ thể, phát huy và nâng cao hiệu quả hoạt động DNNVV, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng cho DN nói chung, nhất là đối với các DNNVV; tạo nguồn vốn và mặt bằng sản xuất kinh doanh; cung cấp thông tin thị trường và xúc tiến thương mại, nâng cao năng lực quản trị DN, đào tạo nghề cho lao động; đặc biệt là, thành lập Quỹ Hỗ trợ DNNVV…
Đặt vấn đề
Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là một tập hợp các lựa chọn của DN nhằm đạt được mục tiêu trong điều kiện giới hạn về nguồn lực, và với những ưu điểm và kỳ vọng khác biệt. Chiến lược phản ánh ưu tiên của DN trước các lựa chọn khác nhau về phân khúc thị trường, đặc tính của sản phẩm, giá cả, kênh phân phối, hay thông điệp thương hiệu….
Mục tiêu tổng quát:
Phát triển nhanh doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, chú trọng các lĩnh vực ưu tiên. Phấn đấu đến 2015, các doanh nghiệp Nghệ An đóng góp quan trọng cho tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, nộp ngân sách nhà nước; có nhiều sản phẩm của doanh nghiệp Nghệ An đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, gắn phát triển doanh nghiệp với bảo vệ môi trường.
Việc hệ thống hoá này sẽ giúp các chủ doanh nghiệp và các nhà quản lý:
- Đánh giá các thách thức hiện tại – Ví dụ: tuyển dụng và đào tạo quản lý cấp 2 để duy trì sự phát triển,
- Dự đoán những yêu cầu quan trọng tại những thời điểm khác nhau – Ví dụ: sự cần thiết phải phân cấp/giao quyền và những thay đổi trong vai trò quản lý của chủ sở hữu khi công ty trở lên lớn hơn và phức tạp hơn.
Hệ thống này cũng đưa ra một cơ sở cho việc đánh giá sự tác động của các quy định, chính sách hiện tại và tương lai của nhà nước đối với doanh nghiệp; trợ giúp các kế toán và nhà tư vấn trong việc tìm kiếm và phát hiện các vấn đề và đưa ra các gải pháp phù hợp đối với từng doanh nghiệp.
Tổng kết
Các kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giúp xác định yếu tố nào thực tế sẽ phải đối mặt. Nắm bắt rõ các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp và các kế hoạch tương lai cho phép các nhà quản lý, các nhà tư vấn và các nhà đầu tư đưa ra nhiều lựa chọn và tự chuẩn bị cho bản thân và cho công ty để đối mặt với các thách thức sẽ xảy ra.